KHU CÔNG NGHIỆP PHONG ĐIỀN

Hoạt động năm 2015 | Qui mô: 700 ha
Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

“Khu công nghiệp giá rẻ, tài nguyên phong phú”

KCN Phong Điền nằm trên địa bản Tỉnh Thừa Thiên Huế được chính thức khởi công từ năm 2015 với tổng diện tích 284.3 ha. Đây là KCN có nguồn tài nguyên cát dồi dào, phù hợp phát triển ngành chế biến các sản phẩm thủy tinh cao cấp.

Tỉnh Thừa Thiên Huế sở hữu sân bay Phú bài 1 trong 4 sân bay hiện đại nhất cả nước cùng cảng nước sâu Chân Mây có thể đón tàu có trọng tải lên tới 30.000 tấn, Tỉnh Thừa Thiên Huế có lợi thế vô cùng lớn về giao thông và thông thương. Bên cạnh đó là nguồn nông lâm, thủy hải sản dồi dào, đảm bảo được nhu cầu khai thác tại chỗ cho nhiều ngành công nghiệp. Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tập trung phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng xã hội đồng bộ, Thừa Thiên Huế đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và nâng cao ưu thế cạnh tranh của tỉnh.

Thông tin quy hoạch

Khu công nghiệp Phong Điền có tổng diện tích 700ha.

Lĩnh vực kêu gọi đầu tư
Khu công nghiệp Phong Điền ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu cát như: thuỷ tinh lỏng, thuỷ tinh cục, sản xuất đồ gốm, đồ thuỷ tinh gia dụng, kính xây dựng, thuỷ tinh pha lê, thuỷ tinh cao cấp, pin năng lượng mặt trời,…chế biến nông lâm sản, cơ khí, dệt may, giày da, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy.

Vị trí Khu công nghiệp Phong Điền

KCN Phong Điền thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.  KCN có vịt trí nằm giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trục hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam.

– Cách thành phố Huế 35km (40’);
– Cách sân bay quốc tế Phú Bài 50km (55’)
– Cách  cảng biển Thuận An 30km (35’)
– Cách cảng biển Chân Mây 70km (1h20’)
– Cách cảng biển chuyên dụng Điền Lộc 15 km (20’)
– Cách ga hàng hoá Văn Xá 20km (25’)

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống giao thông nội bộ chiếm 15% tổng diện tích Khu công nghiệp, được xây dựng hoàn chỉnh và bố trí hợp lý trong khuôn viên của Khu công nghiệp, bao gồm các đường chính 2 làn xe rộng 68 m và 48m, các đường nhánh rộng 26,5 m.
Các tuyến giao thông trong KCN được xây theo mạng lưới ô vuông bàn cờ, đảm bảo thuận tiện cho việc tiếp cận các khu đất đã xây và đường quốc lộ 1

Hệ thống cấp điện

Khu công nghiệp Phong Điền được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 110/22 KV với công suất 40MVA. Hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm bảo cấp điện đầy đủ và ổn định đến hàng rào cho mọi Nhà đầu tư trong Khu công nghiệp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng điện trung thế hoặc hạ thế tuỳ theo nhu cầu.

Cấp nước
Nhà máy nước với công suất 11.000m3/ngày đêm (đường kính của ống cấp nước từ D100 mm – D300mm), độ sâu đặt ống trung bình 1,2m. Lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm. Hệ thống bể nước điều hoà dung tích lớn và mạng lưới cấp nước đến chân tường rào khu đất nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp

Thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được xây dựng riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống và thoát ra các sông trong khu vực. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được xây dựng riêng biệt, nước mưa được thu gom qua hệ thống cống và thoát ra các sông trong khu vực. Đường kính cống ngầm thoát nước mưa là D600mm- D1000mm trên nguyên tắc tự chảy.

Hệ thống xử lý nước thải & chất thải

Nước thải công nghiệp của mỗi nhà máy sẽ được phân loại, thu gom và chuyển về bãi thải tập trung để xử lý.
Trạm xử lý nước thải có công suất 8.500 m3/ngày đêm. ( Lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp). Đường kính cống thoát nước thải D300mm- D900mm.
Nước thải công nghiệp của mỗi nhà máy sẽ được phân loại, thu gom và chuyển về bãi thải tập trung để xử lý.

Viễn thông – Internet

Khu công nghiệp  thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng mọi nhu cầu về dịch vụ thông tin liên lạc trong và ngoài nước.

HẠ TẦNG DỊCH VỤ

Ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng Viettinbank đặt tại khu công nghiệp Phong Điền

Bưu điện

Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống cáp viễn thông được lắp đặt ngầm kết nối trực tiếp tới từng vị trí nhà máy.

Hải quan

Thủ tục thông quan được thực hiện tại Hải quan Thừa Thiên Huế

Phòng cháy chữa cháy

Hệ thống thiết bị hiện đại cùng với hệ thống nước phòng cháy chữa cháy được lắp đặt dọc hai bên đường của khu công nghiệp.

Bệnh viện

Bênh viện Phong Điền cách khu công nghiệp 5km

LỢI THẾ KHU CÔNG NGHIỆP

  • Nguồn tài nguyên cát dồi dào
  • Vị trí địa lý – kinh tế thuận lợi
  • Các khu công nghiệp có sẵn mặt bằng, có thể xây dựng nhà máy ngay
  • Hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và xã hội đầy đủ, đồng bộ
  • Giá thuê hấp dẫn
  • Chi phí nhân công thấp
  • Cao độ san nền so với mực nước biển từ 5M trở lên

THU HÚT ĐẦU TƯ NGÀNH DỆT MAY

“Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may cao nhất thế giới”.

Việt Nam hiện là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5%. Ngành Dệt may Việt Nam hiện là ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt – May Việt Nam (VITAS), tính đến hết năm 2015, vốn FDI vào ngành dệt may của Việt Nam đã chạm ngưỡng 2 tỷ USD.

Năm 2016, việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may sẽ thúc đẩy xuất khẩu tới các thị trường rộng lớn (12 quốc gia với hơn 600 triệu dân) với thuế suất sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn. Để sản phẩm dệt may xuất khẩu từ Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo TPP, các doanh nghiệp sẽ cần phải chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, không phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Chính vì vậy, hoạt động đầu tư vào sản xuất dệt may nói chung và sản xuất nguyên liệu dệt may nói riêng tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng mạnh.

--------------------------------------------------

GIỚI THIỆU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sở hữu  sân bay Phú bài 1 trong 4 sân bay hiện đại nhất cả nước cùng cảng nước sâu Chân Mây có thể đón tàu có trọng tải lên tới 30.000 tấn, Tỉnh Thừa Thiên Huế có lợi thế vô cùng lớn về giao thông và thông thương. Bên cạnh đó là nguồn nông lâm, thủy hải sản dồi dào, đảm bảo được nhu cầu khai thác tại chỗ cho nhiều ngành công nghiệp. Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tập trung phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng xã hội đồng bộ, Thừa Thiên Huế đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và nâng cao ưu thế cạnh tranh của tỉnh.

GDP bình quân đầu người: 1.750 USD/năm (năm 2014)
Dân số: 1.123.800 người (theo số liệu tổng cục thống kê)
 Lực lượng lao động: 607.023 người
Trường đại học, học viên và cao đẳng: 17 trường
Trung tâm nghiên cứu, đào tạo: 8 trung tâm
Trường trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo nghề: 7 trường.
Lực lượng huy động từ các tỉnh lân cận: 1,7 triệu người từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng.